Quy Trình Thủ Tục Xin Giấy Phép Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Chi Tiết Nhất

Quy trình thủ tục xin giấy phép xuất nhập và các giấy tờ liên quan

Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu Trung Quốc là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Vậy cụ thể giấy phép xuất nhập khẩu là gì? Xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu ở đâu và thủ tục như thế nào? Hãy cùng Tín Mã Logistics giải đáp các thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé!

Giấy phép xuất nhập khẩu là gì?

Giấy phép xuất nhập khẩu là văn bản pháp lý chứng minh tính hợp pháp của quá trình vận chuyển hàng hóa sỉ Trung Quốc qua các cửa khẩu hải quan với mục đích thương mại. Có thể hiểu đơn giản văn bản này xác nhận rằng một hàng hóa cụ thể đã đạt tiêu chuẩn để xuất hoặc nhập khẩu thông qua các phương tiện và tuyến đường vận chuyển khác nhau. Bạn có thể nhập khẩu hàng Trung Quốc đường biển, vận chuyển hàng hóa Trung bằng đường bộ hay đường hàng không. Giấy phép này áp dụng cho cả hàng hóa trong nước được trao đổi buôn bán với nước ngoài và ngược lại.

Định nghĩa về giấy phép xuất nhập khẩu

Mẫu giấy phép nhập khẩu hàng thực phẩm

Các loại giấy phép xuất nhập khẩu hiện nay

Mẫu giấy phép nhập khẩu mới nhất

Một số mẫu giấy phép hiện nay

Hiện nay, có nhiều loại giấy phép xuất nhập khẩu được áp dụng cho các hoạt động thương mại quốc tế. Một số loại giấy phép thông quan phổ biến bao gồm:

  • Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu
  • Giấy phép xuất nhập khẩu phế liệu
  • Giấy phép xuất nhập khẩu thuốc
  • …..

Mỗi loại giấy phép đều có những yêu cầu riêng về hồ sơ, thủ tục, điều kiện cấp phép nhằm kiểm soát chặt chẽ quá trình lưu thông hàng hóa quốc tế, đảm bảo an toàn và lợi ích quốc gia. Ví dụ, cấp phép xuất nhập khẩu thuốc cần đảm bảo danh mục thuốc được phép và không bao gồm các loại thuốc cấm hoặc nguy hiểm.

Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa

Thời gian xử lý giấy tờ từ 3 - 10 ngày tùy cơ quan

Thời gian xử lý hồ sơ giấy tờ nhập khẩu, xuất khẩu từ 3 – 10 ngày

Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

  • Thương nhân cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu và giấy tờ theo yêu cầu của pháp luật để xin cấp giấy phép.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan xin cấp giấy phép.

Thương nhân gửi hồ sơ đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép qua đường bưu điện, trực tiếp hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng).

  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, không đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình. Thời hạn xử lý là 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ), bộ hoặc cơ quan ngang bộ sẽ tiến hành thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
  • Trừ khi có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong vòng tối đa 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đầy đủ và đúng quy định hồ sơ), bộ hoặc cơ quan ngang bộ sẽ có văn bản trả lời cho thương nhân.
  • Nếu pháp luật yêu cầu, bộ hoặc cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép sẽ phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan. Thời hạn xử lý hồ sơ sẽ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời từ các cơ quan liên quan.

Bước 3: Nhận kết quả

 Thương nhân nhận kết quả cấp giấy phép từ bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền.

Xin giấy phép xuất khẩu ở đâu?

Xin cấp phép xuất nhập khẩu tại Bộ Công Thương

Bộ Công Thương là nơi cấp giấy tờ xuất nhập khẩu

Xin giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu ở đâu là vấn đề mà nhiều người hoạt động trong lĩnh vực này quan tâm. Việc xin giấy phép này phụ thuộc vào loại hàng hóa cụ thể và được thực hiện thông qua các bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền. Cụ thể:

  • Bộ Công Thương: Cấp phép xuất nhập khẩu cho tiền chất công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
  • Bộ Thông tin và Truyền thông: Cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu cho sách, tạp chí, báo, ấn phẩm.
  • Bộ Y Tế: Cấp phép xuất nhập khẩu cho trang thiết bị y tế, nguyên liệu thuốc, thuốc kiểm soát đặc biệt, hóa chất, mỹ phẩm.
  • Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn: Cấp giấy phép xuất khẩu hàng hóa cho thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống vật nuôi, giống thủy hải sản, giống cây trồng thức ăn chăn nuôi,…
  • Ngân Hàng Nhà Nước: Cấp phép xuất khẩu cho vàng nguyên liệu.

Các bộ, cơ quan này có vai trò quản lý và thẩm quyền xem xét các đề nghị cấp giấy phép xuất nhập khẩu để đảm bảo việc thực hiện xuất khẩu được tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan.

Điều kiện cấp giấy phép xuất nhập khẩu là gì?

Những điều kiện để doanh nghiệp được cấp phép

Các cá nhân, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được cấp giấy phép

Để xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa, các cá nhân hay doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện cơ bản sau đây:

  • Hàng hóa thuộc trường hợp phải xin cấp giấy phép: Pháp luật quy định những loại hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc trường hợp này phải có giấy tờ của Bộ Ngành liên quan. Đồng thời, hàng hóa này không nằm trong danh sách cấm xuất nhập khẩu hoặc danh sách tạm ngừng xuất nhập khẩu.
  • Điều kiện về chủ thể: Các chủ thể có thể xin cấp giấy phép bao gồm:
    • Các doanh nghiệp Việt Nam không có vốn đầu tư từ các tổ chức, công ty nước ngoài.
    • Các công ty, doanh nghiệp, chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định xuất nhập khẩu do Bộ Công Thương công bố.

Hồ sơ xin giấy phép xuất nhập khẩu gồm những gì?

Hồ sơ xin cấp phép cơ bản

Hồ sơ xin giấy phép thông quan cơ bản

Theo quy định của Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép thông quan bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân.
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu.
  • Các loại hóa đơn thương mại liên quan đến giao dịch sản phẩm hàng hóa.
  • Hóa đơn vận tải hàng hóa.
  • Giấy xác nhận thanh toán đơn hàng.
  • Các loại hợp đồng thương mại về việc cung ứng hàng hóa giữa các bên trong giao dịch.

Những mặt hàng phải xin giấy phép xuất nhập khẩu

Mặt hàng nông sản được cấp phép xuất nhập khẩu

Nông sản là những mặt hàng được cấp phép xuất nhập khẩu

Việc xác định những mặt hàng cần xin giấy phép xuất nhập khẩu là một phần quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại quốc tế. Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương, các loại hàng hóa xuất nhập khẩu phải được xin cấp giấy bao gồm những trường hợp sau đây:

Danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu

Các mặt hàng được cấp phép thông quan

Giấy phép nhập khẩu là gì? Những hàng hóa nào được phép nhập khẩu?

Theo quy định ở phần B mục I và phần A mục VIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu bao gồm:

  • Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của các Điều ước quốc tế, trong đó Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.
  • Hàng hóa được áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động do Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ này và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành.
  • Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan như muối, trứng gia cầm, thuốc lá nguyên liệu, đường tinh luyện, đường thô.
  • Tiền chất công nghiệp.
  • Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp,…
  • Vàng nguyên liệu.

Những danh mục hàng hóa phải xin giấy phép xuất khẩu

Mặt hàng được cấp phép xuất khẩu

Giấy phép xuất khẩu là gì? Những hàng hóa nào được phép xuất khẩu?

Theo quy định phần A mục I và phần A mục VII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, danh mục hàng hóa phải xin giấy phép xuất khẩu bao gồm:

  • Tiền chất công nghiệp và tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
  • Các hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, phù hợp với các thỏa thuận hoặc cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
  • Hàng hóa cần kiểm soát xuất khẩu theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.
  • Hàng hóa áp dụng chế độ cấp phép xuất khẩu tự động theo danh mục do Bộ Công Thương công bố và tổ chức cấp phép.
  • Thuốc phải kiểm soát đặc biệt và nguyên liệu làm thuốc như dược chất hướng thần, dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc.
  • Dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải được kiểm soát.
  • Vàng nguyên liệu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa được cập nhật mới nhất. Nếu bạn đang có kế hoạch xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc cần tư vấn về hàng nhập khẩu chính ngạch hay ủy thác nhập khẩu chính ngạch, đừng ngần ngại liên hệ với Tín Mã để được tư vấn giải pháp toàn diện. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng tư vấn trực tiếp, giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu. Hãy đồng hành cùng Tín Mã để đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.

Liên hệ ngay
Icon cate

NGÂN HÀNG

Thông tin ngân hàng

Ngân hàng Techcombank
Ngân hàng MB BANK

Chú ý: ghi nội dung + tên + số điện thoại khi chuyển khoản
Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được thanh toán

Cài đặt công cụ đặt hàng

ĐỂ LẠI LỜI NHẮN CHO TÍN MÃ

Liên hệ ngay

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Email
    Nội dung