Thủ Tục Nhập Khẩu Đèn Led Chi Tiết Nhất 2024

Các hước thủ tục cần biết khi nhập khẩu đèn LED về Việt Nam

Với ưu điểm về chất lượng vượt trội, thiết kế mẫu mã sáng tạo và giá bán cực rẻ, các sản phẩm đèn LED nội địa Trung được nhiều người tiêu dùng Việt tin dùng. Điều này đã góp phần thúc đẩy thị trường nhập khẩu đèn LED Trung Quốc tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc xử lý thủ tục nhập khẩu đèn LED tại hải quan khiến doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian lẫn tiền bạc. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tín Mã Logistics tìm hiểu chi tiết về quy trình nhập khẩu đèn LED cũng như cách xử lý thủ tục thông quan hàng hóa sao cho tối ưu nhé!

Quy định pháp luật về thủ tục nhập khẩu đèn LED

Theo nội dung trong các văn bản quy định pháp luật Việt Nam về thủ tục nhập khẩu đèn LED, các sản phẩm đèn LED mới không nằm trong danh mục hàng bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng đèn LED đã qua sử dụng thì không được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Ngoài ra, các quy định pháp luật cũng chỉ rõ về các điều kiện tối thiểu để được phép nhập khẩu hàng đèn LED vào Việt Nam như sau:

  • Các sản phẩm đèn LED nhập khẩu phải thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng.
  • Các sản phẩm đèn LED đều phải được dán nhãn hàng khi làm làm thủ tục nhập hàng vào Việt Nam.
  • Xác định chính xác mã HS cho mặt hàng đèn LED.

Nếu bạn cần tìm hiểu thông tin chi tiết về thủ tục hải quan nhập khẩu đèn LED thì có thể tìm kiếm và tra cứu nội dung trong các văn bản pháp luật liên quan dưới đây:

  • Văn bản nghị định số 127/2007/NĐ – CP ngày 01/08/2007.
  • Văn bản quyết định số 04/2017/QĐ – TTg ngày 09/03/2017.
  • Thông tư số 38/2015/TT – BTC ngày 25/03/2015 đã được sửa đổi bổ sung 39/2018/TT – BTC ngày 20/04/2018.
  • Thông tư số 08/2019/TT – BKHCN ngày 25/09/2019.
  • Văn bản quyết định số 1383/QĐ – BKHCN ngày 22/05/2020.
  • Văn bản nghị định số 43/2017/NĐ – CP ngày 14/04/2017.
  • Văn bản nghị định số 128/2020/NĐ – CP ngày 19/10/2020.
Đèn led đã sử dụng không được nhập khẩu

Đèn LED đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu vào Việt Nam

Mã HS đèn LED

Việc xác định chính xác mã HS của đèn LED là một trong những bước quan trọng không thể thiếu để làm căn cứ kiểm tra và xác định đúng mức thuế nhập khẩu hàng hóa. Cụ thể, chủ hàng cần dựa trên các đặc điểm của sản phẩm đèn LED cần nhập khẩu vào Việt Nam như chất liệu, thành phần và đặc tính hàng hóa để có thể xác định đúng mã HS tương ứng.

Xác định đúng mã HS đèn led để đóng thuế nhập khẩu

Áp chính xác mã HS đèn LED để xác định đúng thuế nhập khẩu

Tra mã HS đèn LED

Dưới đây là bảng danh sách các mã HS đèn LED cùng mô tả đặc điểm sản phẩm chi tiết mà bạn có thể tham khảo để tra cứu và áp đúng mã nhập hàng.

Mã HS đèn LED Mô tả hàng hóa
85395210 Loại đầu đèn ren xoáy
85395290 Loại khác
94051191 Loại đèn rọi
94051199 Loại khác
94054110 Loại đèn pha
94054130 Loại đèn tín hiệu không nhấp nháy thường dùng tại sân bay hay trong các phương tiện giao thông như: phương tiện bay, đường sắt, đầu máy, tàu thủy, hoặc hải đăng bằng kim loại cơ bản.
94054140 Loại khác thường được sử dụng ở nơi công cộng hoặc đường phố lớn.

Loại chiếu sáng bên ngoài khác.

Rủi ro khi áp sai mã HS

Trong trường hợp bất cẩn xác định sai mã HS đèn LED, quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa có thể sẽ bị gián đoạn. Điều này cũng kéo theo nhiều rủi ro khác gây mất nhiều thời gian và tiền bạc ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Chủ hàng nhập khẩu đèn LED sẽ phải chịu phạt do khai sai mã HS sản phẩm theo nghị định số 128/2020/NĐ – CP.
  • Mất thêm thời gian để bộ phận Hải quan kiểm tra và xác định lại chính xác thông tin hàng hóa.
  • Hàng hóa bị giao chậm hơn so với dự kiến do cần thời gian để áp lại mã HS chính xác, chỉnh sửa và làm rõ thông tin lô hàng.
  • Đối với những lô hàng cần đóng thuế nhập khẩu thì sẽ phát sinh mức phạt tối thiểu 2 triệu VND, thậm chí là gấp 3 lần số thuế cần nộp.
Rùi ro phạt tiền nếu nhập sai mã HS đèn LED khi nhập khẩu

Rủi ro chịu phạt tiền do xác định sai mã HS cho đèn LED nhập khẩu

Thuế suất nhập khẩu đèn LED

Về quy định thuế nhập khẩu đèn LED, mức đóng thuế sẽ được xác định dựa trên mã HS áp cho mặt hàng và được phân thành 2 loại thuế bao gồm: Thuế GTGT nhập khẩu và Thuế nhập khẩu. Mỗi loại thuế sẽ được tính xác định theo công thức như sau:

  • Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x %thuế suất.
  • Thuế GTGT nhập khẩu = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x % thuế suất GTGT.

Trong đó:

  • Trị giá CIF sẽ được xác định bằng giá trị xuất xưởng hàng hóa công với toàn bộ chi phí vận chuyển hàng đến cửa khẩu đầu tiên của quốc gia nhập khẩu.
  • Thuế nhập khẩu sẽ được thanh toán bởi bên nhập khẩu hàng.
Công thức đúng tính thuế nhập hàng đèn LED từ Trung Quốc về Việt Nam

Cách tính thuế nhập khẩu đèn LED từ Trung Quốc

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu đèn LED

Bên cạnh việc xác định chính xác mã HS và thuế nhập khẩu, doanh nghiệp cũng cần lưu ý chuẩn bị kỹ càng bộ hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn LED. Sau đây là những tài liệu cần có trong bộ hồ sơ nhập khẩu mặt hàng đèn LED mà bạn có thể tham khảo:

  • Hợp đồng thương mại Sale Contract (bản scan có đóng dấu của công ty ký tên giám đốc).
  • Hóa đơn thương mại Commercial Invoice và danh sách đóng gói Packing List (bản scan có đóng dấu của công ty ký tên giám đốc).
  • Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu đèn LED (có đóng dấu của công ty ký tên giám đốc).
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O bản scan (có đóng dấu của công ty ký tên giám đốc).
  • Tài liệu kỹ thuật (bản scan có đóng dấu của công ty ký tên giám đốc).
  • Tờ khai hải quan.
  • Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu của đèn LED.
Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết khi nhập khẩu đèn LED

Chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ nhập khẩu đèn LED

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu đèn LED chi tiết

Khi đã chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ nhập khẩu hàng hóa, người nhập hàng sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục nhập khẩu đèn LED tuân thủ đúng quy định pháp luật theo quy trình chi tiết dưới đây.

Các bước đánh hàng đèn LED Trung Quốc

Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn LED

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Bên nhập hàng sẽ dựa trên thông tin các tài liệu như: Hợp đồng, hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, mã HS,… để tiến hành khai báo chính xác thông tin trên tờ khai hải quan điện tử. Tuy nhiên, bước khai tờ khai hải quan yêu cầu người khai phải hiểu rõ về việc nhập liệu phần mềm cũng như cẩn thận trong từng mục điền thông tin để tránh mất nhiều thời gian và tiền bạc khắc phục lỗi.

Lý do là vì một số mục trên tờ khai điện tử chỉ cho phép nhập một lần và không thể sửa đổi trong trường hợp nhập sai thông tin. Nếu trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng nhập cảng mà chưa hoàn tất khai tờ khai điện tử thì người khai sẽ phải chịu phí phạt từ phía hải quan.

Tạo tài khoản doanh nghiệp và khai tờ hải quan

Đăng ký tài khoản doanh nghiệp và khai tờ khai hải quan điện tử

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

Khi đã hoàn tất tờ khai hải quan điện tử, hệ thống sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai màu xanh, vàng hoặc đỏ. Tiếp theo, người khai báo cần in tờ khai, mang theo bộ hồ sơ nhập khẩu đèn LED đã chuẩn bị trước đó và tiến hành thực hiện các bước mở tờ khai theo kết quả phân luồng.

Lưu ý:

  • Trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai, người khai phải mang hồ sơ làm thủ tục nhập đèn LED đến Chi cục Hải quan để mở tờ khai hải quan. Nếu quá thời hạn 15 ngày mở tờ khai thì tờ khai hải sẽ bị hủy và người khai phải chịu phí phạt từ phía hải quan.
  • Khi đã có tờ khai chính thức thì người khai cần liên hệ ngay với Chi cục Hải quan để tiến hành thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn LED.

Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan

Bộ phận Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thông tin hồ sơ thủ tục nhập khẩu bóng đèn LED. Nếu bộ hồ sơ cung cấp đủ giấy tờ, chứng từ cần thiết và đối chiếu thông tin trùng khớp thì sẽ được thông qua. Lúc này, người khai báo cần thực hiện nghĩa vụ đóng thuế nhập khẩu đèn LED theo quy định của pháp luật Nhà nước.

Trong một số trường hợp đặc biệt, tờ khai sẽ được giải phóng và người khai có thể mang hàng về kho bảo quản trước rồi mới bổ sung đầy đủ hồ sơ để được thông quan tờ khai. Tuy nhiên, nếu quá thời hạn bổ sung hồ sơ để thông quan sau khi đã vận chuyển hàng về kho thì người khai sẽ phải chịu mức phạt từ bộ phận hải quan.

Bước 4: Mang hàng nhập khẩu về kho bảo quản và sử dụng

Sau khi tờ khai hải quan và hồ sơ đèn LED nhập khẩu đã được thông quan thì người khai tiến hành thanh lý tờ khai, thực hiện một số thủ tục cần thiết để vận chuyển hàng về kho. Lưu ý, người khai cần chuẩn bị trước lệnh giao hàng để được cấp quyền mang hàng về kho, tránh tình trạng tờ khai đã thông quan nhưng vẫn chưa có lệnh của hãng tàu.

Khi đã hoàn tất quy trình nhập khẩu đèn LED thông quan hàng hóa, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra chất lượng và dán nhãn năng lượng cho sản phẩm để được phép đưa hàng ra ngoài thị trường kinh doanh.

Ship hàng về kho để bảo quản và sử dụng

Vận chuyển hàng về kho bảo quản khi đã thông quan tờ khai

>>> Xem thêm: Quy trình các bước và thủ tục nhập khẩu hàng nội địa Trung về Việt Nam

Dán nhãn năng lượng cho đèn LED nhập khẩu

Quy trình dán nhãn năng lượng cho đèn LED nhập khẩu được quy định chi tiết trong Nghị định số 128/2020/NĐ – CP. Đây là một khâu quan trọng không thể thiếu khi thực hiện các thủ tục nhập khẩu đèn LED Trung Quốc hay nhập hàng của bất kỳ quốc gia nào. Mục đích của việc dán nhãn năng lượng này nhằm giúp các cơ quan hành chính có thể quản lý hàng hóa chặt chẽ, xác định được nguồn gốc xuất xứ và những đơn vị chịu trách nhiệm về mặt hàng.

Tuy nhiên, quy định dán nhãn năng lượng sẽ không bắt buộc cho tất cả các loại đèn LED và chỉ áp dụng đối với một số loại đèn cụ thể. Theo TCVN – 11844 – 201, những loại đèn LED cần phải dán nhãn năng lượng bao gồm:

  • Bóng đèn LED có balat lắp liền có đầu đền B22 và E26.
  • Bóng đèn LED có hai đầu được thiết kế thay thế cho bóng đèn huỳnh quang dạng ống và có đầu đèn là G13 và G5. Công suất của loại đèn này lên đến 60W và điện áp danh định không vượt quá 250V.
Dán nhãn năng lượng theo Nghị định số 128/2020/NĐ – CP

Dán nhãn năng lượng đèn LED nhập khẩu theo Nghị định số 128/2020/NĐ – CP

Nội dung dán nhãn nhập đèn LED

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ – CP, nội dung dán nhãn nhập khẩu đèn LED sẽ bao gồm những thông tin chi tiết như sau:

  • Thông tin của bên xuất khẩu hàng hóa bao gồm địa chỉ và tên công ty.
  • Thông tin của bên nhập khẩu hàng hóa bao gồm địa chỉ và tên công ty.
  • Tên hàng hóa và thông tin về mặt hàng.
  • Thông tin nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Lưu ý:

  • Nếu những thông tin trên dán nhãn được thể hiện bằng tiếng Anh hay sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào khác thì cần bổ sung thêm bảng dịch thuật sang tiếng Việt.
  • Đối với những hàng hóa bán lẻ thì dán nhãn năng lượng cần bổ sung thêm các thông tin khác như: nhà sản xuất, định lượng hàng hóa, thông số kỹ thuật, thời gian sản xuất và cảnh báo an toàn.
  • Trường hợp phân luồng tờ khai hải quan nhập khẩu đèn LED là màu đỏ thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng vào nội dung trên dán nhãn năng lượng.

Vị trí dán nhãn trên hàng nhập khẩu

Vị trí dán nhãn năng lượng cho đèn LED nhập khẩu cũng cần được chú trọng, nên dán ở nơi dễ thấy để tiện lợi cho hải quan kiểm hóa kiểm tra hàng nhanh chóng. Cụ thể, bạn có thể dán nhãn cho lô hàng nhập đèn LED ở những vị trí như: trên thùng carton, bao bì sản phẩm hoặc trên kiện gỗ.

Vị trí dán nhãn năng lượng đèn LED bạn cần biết

Dán nhãn năng lượng đèn LED tại vị trí dễ thấy và tiện lợi cho việc kiểm tra

Rủi ro thường gặp khi không dán nhãn

Nếu doanh nghiệp không tuân thủ quy định dán nhãn năng lượng cho hàng nhập khẩu đèn LED hay thông tin dán nhãn sai thì sẽ phải đối mặt với những rủi ro như sau:

  • Chịu phạt tiền theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 128/2020/NĐ – CP.
  • Không được hưởng chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu đèn LED do chứng nhận xuất xứ không hợp lệ.
  • Nguy cơ xảy ra tình trạng hàng hóa bị thất lạc hay hư hỏng cao do không có dán nhãn cảnh báo vận chuyển và xếp dỡ.

Quy trình dán nhãn năng lượng nhập khẩu đèn LED

Để tiến hành quy trình dán nhãn năng lượng cho đèn LED nhập khẩu thì doanh nghiệp cần thực hiện việc đăng ký dán nhãn tại Bộ Công Thương thông qua một trong hai phương thức bao gồm:

  • Gửi bộ hồ sơ giấy đến Bộ Công Thương.
  • Làm hồ sơ thông quan tại cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương.

Đối với hình thức đăng ký qua cổng thông tin điện tử thì quy trình thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng nhập khẩu đèn LED sẽ được tiến hành theo các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký và tạo tài khoản.

Trong bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn LED nhập khẩu sẽ bao gồm những loại giấy tờ cần thiết như: Giấy đăng ký dán nhãn năng lượng, Mẫu nhãn năng lượng và Kết quả thử nghiệm cho từng model của tổ chức thử nghiệm.

Khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chủ hàng tiến hành tạo tài khoản của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử Bộ Công Thuơng tại website: https://moit.gov.vn/

  • Bước 2: Đăng ký hồ sơ dán nhãn trên cổng thông tin điện tử.

Sau khi đã có tài khoản trên cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương thì doanh nghiệp tiến hành tạo hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đèn LED và nhập liệu thông tin theo từng mục. Lưu ý, khi khai thông tin đăng ký hồ sơ dán nhãn thì doanh nghiệp cần phải đính kèm các file giấy tờ theo yêu cầu.

  • Bước 3: Chờ kết quả.

Khi hồ sơ đăng ký đã được Bộ Công Thương xét duyệt thì doanh nghiệp có thể làm công văn mang hàng về kho để bảo quản trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn LED đối với những loại hàng đặc biệt.

Kiểm tra chất lượng đèn LED nhập khẩu

Theo Thông tư số 08/2019/TT – BKHCN hiệu lực từ ngày 25/09/2019 có quy định bắt buộc kiểm tra chất lượng đèn LED khi thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Dưới đây là thông tin chi tiết về những loại đèn LED cần kiểm tra và quy trình kiểm tra hàng hóa.

Thực hiện các bước kiểm tra chất lượng đèn LED để nhập về Việt Nam

Thực hiện kiểm tra chất lượng đèn LED nhập khẩu để được phép nhập hàng

Những loại đèn LED cần kiểm tra chất lượng

Các loại đèn LED cần phải thực hiện khâu kiểm tra chất lượng được quy định chi tiết trong Quyết định số 2711/QĐ – BKHCN ngày 30/12/2022. Sau đây là bảng danh sách những mã HS đèn LED cần phải kiểm tra chất lượng cùng mô tả sản phẩm tương ứng.

                            Mã HS Mô tả hàng hóa
85395210 Loại bóng đèn điốt phát quang LED hoặc phát sáng LED:

  • Bóng LED có balát lắp liền dùng cho mục đích chiếu sáng thông thường có điện áp lớn hơn 50V.
  • Đèn điện LED dùng cho di động và các loại khác.
  • Bóng đèn LED có thiết kế hai đầu thay thế bóng huỳnh quang ống thẳng.

QCVN 19:2019/BKHCN.

85395290 Loại đèn rọi ứng dụng công nghệ LED thông dụng cố định.

QCVN 19:2019/BKHCN.

94051191
94051199
94054110
94054130
94054140
94052190 Đèn điện LED dùng thông dụng trong di động như: đèn bàn, đèn giường hoặc đèn cây dùng dụng ứng dụng công nghệ LED, trừ đèn trong phòng mổ.

QCVN 19:2019/BKHCN.

Quy trình kiểm tra chất lượng đèn LED nhập khẩu

Về thủ tục thực hiện kiểm tra chất lượng đèn LED nhập khẩu sẽ bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Đăng ký hồ sơ kiểm tra.

Nếu doanh nghiệp đã có số tờ khai hải quan thì có thể tiến hành đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng đèn LED bằng một trong các hình thức như sau:

  • Làm hồ sơ giấy hoặc đăng ký điện tử trên hệ thống website một cửa quốc gia.
  • Đăng ký trên hệ thống dịch vụ công của tỉnh thành mà doanh nghiệp đăng ký địa chỉ kinh doanh.

Bước 2: Duyệt hồ sơ đăng ký.

Hồ sơ đăng ký kiểm tra sẽ được gửi đến Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và cán bộ phụ trách sẽ tiến hàng kiểm tra cũng như xét duyệt hồ sơ. Lúc này, doanh nghiệp có thể mở tờ khai hải quan và tiến hành vận chuyển hàng về kho bảo quản.

Bước 3: Lấy mẫu và kiểm tra tại phòng thí nghiệm Lab.

Khâu lấy mẫu hàng kiểm tra có thể lấy trực tiếp tại cảng hoặc kho hàng bảo quả và đơn vị kiểm tra chất lượng có quyền lấy mẫu sẽ do doanh nghiệp lựa chọn.

Bước 4: Trả kết quả chứng thư.

Sau khi đã lấy mẫu mang về phòng Lab, đơn vị kiểm tra chất lượng sẽ tiến hành đo lường và kiểm định theo quy định QCVN 19:2019/BKHCN. Khi hàng mẫu đạt quy chuẩn thì đơn vị sẽ kiểm tra sẽ cấp chứng thư để doanh nghiệp bổ sung cho hải quan và Chi Cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng.

Trong đó, mỗi một model sẽ được cấp chứng thư có giá trị trong vòng 36 tháng. Nếu những lô hàng đèn LED tiếp theo có mẫu tương tự model đã cấp chứng thư trong đợt nhập hàng trước đó thì không cần phải kiểm tra chất lượng.

Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu đèn LED

Sau đây là một số điểm quan trọng cần lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn LED Trung Quốc hay từ bất kỳ quốc gia nào để đảm bảo quá trình thông quan hàng hóa thuận lợi, an toàn.

  • Đối với những loại đèn LED tháo rời thì có thể khai báo là bộ phận đèn LED.
  • Đèn chùm không có mắt LED hay bóng LED thì không được xếp trong danh mục hàng đèn LED.
  • Hàng hóa đèn LED chỉ được phép thông quan khi đã thực hiện nghĩa vụ đóng thuế nhập khẩu theo quy định.
  • Chứng thư kiểm tra hiệu suất năng lượng hay chất lượng cho model đèn LED có thể sử dụng lâu dài, thông thường là trong vòng 3 năm.
  • Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu đèn LED cần phải kiểm tra theo từng lô hàng.
  • Đối với những mẫu đèn LED không dùng nguồn điện riêng hoặc không đấu nối trực tiếp vào điện lưới thì không cần dán nhãn hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Những hạn chế khi nhập đèn LED Trung Quốc

Các điểm quan trọng cần lưu ý đảm bảo thủ tục nhập khẩu đèn LED nhanh chóng

Tín Mã Logistics hỗ trợ làm thủ tục nhập khẩu đèn LED nhanh chóng

Có thể thấy, quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn LED khá phức tạp, yêu cầu nhiều loại chứng từ, giấy tờ kiểm định quan trọng. Nếu chưa có kinh nghiệm làm hồ sơ thông quan hàng nhập khẩu sỉ Trung Quốc vào Việt Nam, các cá nhân, doanh nghiệp có thể mất nhiều thời gian chuẩn bị và bổ sung giấy tờ bị thiếu, thậm chí là bị phạt tiền theo quy định.

Trong khi đó, các mặt hàng đèn LED Trung Quốc rất được người tiêu dùng Việt ưa chuộng và tin dùng. Điều này đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng đèn LED từ quốc gia này với số lượng lớn. Hiểu được những khó khăn khi nhập hàng, Tín Mã Logistics đã cung cấp đến khách hàng dịch vụ nhập hàng chính ngạch Trung Quốc đa dạng các loại mặt hàng khác nhau một cách toàn diện, hỗ trợ từ A – Z bao gồm khâu xử lý thủ tục hải quan.

Tín Mã chuyên hỗ trợ nhập hàng hóa từ Trung Quốc

Tín Mã – Đơn vị nhập khẩu đèn LED từ Trung Quốc về Việt Nam

Khi lựa chọn dịch vụ nhập hộ hàng đèn LED nội địa Trung tại Tín Mã, khách hàng sẽ được hỗ trợ tìm nguồn hàng tối ưu chi phí, chất lượng và thanh toán an toàn. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ đại diện khách hàng tiến hành chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn LED nhanh chóng, tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật. Theo đó, thời gian vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam đảm bảo đúng dự kiến cũng như tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trên đây là thông tin tổng hợp chia sẻ chi tiết về quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu đèn LED cũng như các lưu ý quan trọng trong quá trình thông quan hàng hóa. Nếu doanh nghiệp của bạn cần được hỗ trợ giải pháp nhập hàng đèn LED từ Trung Quốc tối ưu kinh tế và xử lý thủ tục hải quan nhanh chóng, hãy liên hệ ngay đến Tín Mã Logistics để được tư vấn dịch vụ nhập hàng Trung Quốc toàn diện.

Liên hệ ngay
Icon cate

NGÂN HÀNG

Thông tin ngân hàng

Ngân hàng Techcombank
Ngân hàng MB BANK

Chú ý: ghi nội dung + tên + số điện thoại khi chuyển khoản
Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được thanh toán

Cài đặt công cụ đặt hàng

ĐỂ LẠI LỜI NHẮN CHO TÍN MÃ

Liên hệ ngay

    Họ và tên
    Số điện thoại
    Email
    Nội dung